Tôi là một người trẻ năng động mang trên mình "Sứ mệnh kết nối" và lan toả những giá trị tốt đẹp của Con người và Ngành Tâm lý học. Xem thêm..

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Kỹ năng mềm

• Chuyên gia đào tạo, giảng dạy và tư vấn kỹ năng mềm cho sinh viên.
• Các kỹ năng chuyên sâu: Lập kế hoạch chiến lược, tư duy lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, quản lý thời gian,...

Tâm lý ứng dụng

• Tư vấn và huấn luyện về ứng dụng tâm lý học trong các lĩnh vực kinh doanh, nhân sự, quản lý cho các cá nhân khởi nghiệp.
• Thiết kế chương trình đào tạo, tư vấn và huấn luyện cho các doanh nghiệp và tổ chức về tâm lý học và các kỹ năng mềm liên quan.

Tâm lý hướng nghiệp

• Nhà tư vấn hướng nghiệp và cố vấn hướng nghiệp cá nhân cho học sinh
• Tư vấn cho các sinh viên và người đi làm về việc phát triển sự nghiệp và kế hoạch nghề nghiệp



Xem thêm giới thiệu về tôi..

Lì xì phong bì 20.000 - 50.000 đồng là rất khó coi?

Nhiều gen Z đi học, đi làm ăn xa đã có thu nhập về quê đón tết cũng có khoản tiền để lì xì cho các em nhỏ, nhưng không ít trường hợp gặp phải trẻ chê lì xì ít. 

Nhiều người trẻ cho rằng việc lì xì 20.000- 50.000 đồng là rất khó coi



Có phải lì xì cao để khỏi bị… chê ?

Bắt đầu để ý đến trách nhiệm của mình mỗi năm tết đến khi có công việc, Nguyễn Thị Ngọc Vân, hiện đang làm gia sư trực tuyến cho học sinh một số trường tiểu học và THCS ở TP.HCM, cho biết lúc chưa đi làm thì được mẹ đưa ít tiền để lì xì cho các em. Sau khi có việc ổn định thì Vân phải “tự biết thân biết phận”.

Việc tranh cãi lì xì bao nhiêu là đủ luôn là vấn đề tranh cãi mỗi năm


Ngọc Vân cho hay: “Lúc làm lương không cao thì chỉ lì xì ít để lấy lộc thôi nhưng bây giờ với mức lương 8 triệu đồng/tháng đỡ hơn trước kia rồi thì phải lì xì nhiều hơn nên mình hơi bị xót tiền do quá đông cháu. Nhưng mình vẫn lì xì, vì cũng một năm có một lần”.


“Năm nay làm lương cao hơn nên mình sẽ lì xì tầm 50.000 đồng/cháu. Còn với em hay cháu nào lâu rồi mới gặp, học giỏi hay hoàn cảnh khó khăn thì mình sẽ lì xì từ 100.000 đồng - 200.000 đồng”, Vân cho hay.


Khác với Ngọc Vân, mỗi năm tết đến là Nguyễn Thái Nguyên Khang (23 tuổi), ngụ ở Phạm Phú Thứ, P.11, Q.Tân Bình (TP.HCM) lại gặp áp lực “phải” lì xì. Hiện tại, thu nhập của Khang mỗi tháng tầm 10 triệu đồng, với nhiều công việc khác nhau như: sáng tác nhạc, viết tiểu thuyết và làm thêm thiết kế đồ họa.


Vì hiện chỉ đang làm việc tự do nên khi lì xì anh chàng này không “vung tay quá trán” thế mà nhiều khi còn mượn thêm tiền ba mẹ để lì xì bù lại nữa. “Thường mình sẽ nhìn vào mức họ hàng lì xì cho mình như thế nào để lì xì lại cho các em, các cháu", Nguyên Khang bày tỏ.


Khang còn chia sẻ thêm có lúc để ý biết trước có cháu vừa nhận xong sẽ mở bì lì xì trước mặt, nên Khang thường lì xì nhiều để không phải… bị chê. “Mình có một người bác trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thường lì xì tầm 100.000 đồng. Tuy nhiên, mình đã từng nghe khi có một đứa cháu họ nhận lì xì 100.000 đồng nhưng đã "chê" người đó lì xì ít nên thật sự làm mình rất khó xử và bất bình”, Khang cho hay.

Mỗi lần đến tết, Nguyên Khang lại chịu áp lực về lì xì





Còn với Lê Ngọc Trâm Anh (22 tuổi), hiện đang làm trợ giảng tại một trung tâm Anh ngữ nằm trên đường Ba Tháng Hai, Q.10 (TP.HCM) với mức thu nhập tầm 3 triệu đồng/tháng. Nên Trâm Anh chuẩn bị nhiều bao lì xì, với nhiều mệnh giá khác nhau và để các em lần lượt bốc chọn.


Và Trâm Anh cảm thấy điều này vừa mang lại không khí vui tươi, vừa không bị mất lòng và cả đôi bên đều vui vẻ. “Người lớn thì mình thường mua quà biếu vì không có đủ kinh phí để lì xì bằng tiền mặt và mình cũng gửi ‘lộc’ cho mấy em tầm mấy chục thôi, miễn là có tinh thần thành ý mừng năm mới là được, chứ không đặt nặng vật chất”, cô nàng này cho biết.


ThS. Nguyễn Thế Huy


Tham khảo

  • https://thanhnien.vn/li-xi-phong-bi-20000-50000-dong-la-rat-kho-coi-1851544249.htm

Theo Báo Thanh niên

ThS. Nguyễn Thế Huy

Thạc sỹ Tâm lý học Trường học
Chi Hội trưởng Chi Hội Tâm lý học trường học Tp. Hồ Chí Minh.


Giảng viên trường Đại học Ngân hàng, chuyên gia huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên với nhiều năm kinh nghệm trong lĩnh vực vận hành - quản lý doanh nghiệp, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, ứng dụng tâm lý học tổ chức trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Lĩnh vực chuyên môn
  • Tâm lý học phát triển
  • Tâm lý học trường học
  • Kỹ năng mềm cho sinh viên